Nguyên nhân ngành y tỷ lệ 'chọi' không cao nhưng khó vào
Trong nước, ngày 13.5, bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex công bố phổ biến tại thị trường vùng 1 (gần cảng, gần kho, gần nhà máy lọc dầu...) như sau: xăng RON 95-V 24.070 đồng/lít, xăng RON 95-III 23.540 đồng/lít, xăng E5 RON92 22.620 đồng/lít, dầu diesel 19.840 - 20.450 đồng/lít, dầu hỏa 19.700 đồng/lít, dầu mazut (giá bán buôn) từ 17.500 - 22.260 đồng/kg.Những tấm lòng vàng 17.11.2022
Ngày 22.2, ông David Beckham cùng các đồng sở hữu CLB Inter Miami, anh em nhà tỉ phú Jorge và Jose Mas, đã công bố quan hệ đối tác với tổ chức UNICEF, hướng đến mục tiêu hỗ trợ giáo dục trẻ em tại Haiti, Honduras, Argentina, Mexico và El Salvador. "Người hâm mộ Inter Miami sẽ quyên góp để ủng hộ chiến dịch này tại sân vận động Chase trước trận mở màn mùa giải MLS (ngày 23.2)", tờ Miami Herald cho biết.Phát biểu tại buổi lễ ra mắt đối tác với UNICEF, David Beckham bày tỏ: "Hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới bị tước mất quyền được hưởng nền giáo dục chất lượng. Thông qua công việc của tôi với UNICEF trong 20 năm qua, tôi đã thấy được sự khác biệt mà giáo dục có thể mang lại cho trẻ em, gia đình và cộng đồng của các em. Tôi tự hào rằng, CLB Inter Miami sẽ hỗ trợ UNICEF trong sứ mệnh quan trọng của mình là tạo ra một thế giới công bằng hơn, nơi trẻ em có cơ hội được đến trường, được học tập và phát huy hết tiềm năng của mình".Trong khi đó, tỉ phú Jorge Mas nhấn mạnh: "Từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng, giáo dục là chìa khóa để đạt được ước mơ của mình. Thật không may, nhiều trẻ em không được tiếp cận với nền giáo dục mà chúng cần để giúp biến ước mơ của mình thành hiện thực. Bằng cách hợp tác với UNICEF, Quỹ Inter Miami sẽ có thể mở rộng hỗ trợ cho các chương trình giáo dục. Cùng nhau, chúng tôi hướng đến mục tiêu trao quyền tự do mơ ước cho trẻ em trên toàn thế giới".Theo báo chí Mỹ, sự hợp tác giữa Inter Miami và UNICEF, sẽ nâng tầm hình ảnh của đội bóng lên tầm thế giới. Một bước đi tiếp theo trong chiến lược toàn cầu mà cựu danh thủ David Beckham đã ấp ủ từ lâu nay, sau khi hoàn thành giấc mơ thành lập đội bóng do mình sở hữu một khi giải nghệ sự nghiệp thi đấu.Đến nay, ông David Beckham đã biến Inter Miami trở thành CLB tỉ phú chỉ sau hơn 7 năm thành lập. Giá trị đội bóng vừa được tạp chí Forbes công bố ngày 21.2, lên mức 1,2 tỉ USD ngay trước mùa giải 2025. Inter Miami xếp thứ 2 trong nhóm tốp 5 CLB bóng đá có giá trị cao nhất tại Mỹ, sau Los Angeles FC (1,25 tỉ USD). Tuy nhiên, về doanh thu Inter Miami xếp số 1 với hơn 180 triệu USD và thu nhập hoạt động lên đến 50 triệu USD. Doanh thu của Los Angeles FC đạt 150 triệu USD và thu nhập hoạt động được 12 triệu USD.Theo tỉ phú Jorge Mas: "Giá trị của Inter Miami sẽ sớm đạt mức kỷ lục từ 1,3 tỉ USD đến 1,5 tỉ USD. Hiệu ứng Messi và những tác động mà anh ấy có thể tạo ra đối với nền tảng tài chính, chính là sự tăng trưởng vượt bậc của đội bóng trong những năm qua".Ông Jorge Mas và cả David Beckham đều tin tưởng Messi sẽ kích hoạt điều khoản gia hạn hợp đồng để thi đấu cho Inter Miami đến hết năm 2026. Cũng như sẽ trở thành đồng chủ sở hữu CLB, nhờ điều khoản đặc biệt sở hữu một tỷ lệ % đáng kể cổ phần của Inter Miami sau khi giải nghệ.Nhờ sự tăng trưởng tài chính đáng kể, Jorge Mas và David Beckham chi tiêu mạnh tay giúp Inter Miami tăng cường lực lượng hùng hậu để thi đấu ở mùa giải 2025. Đến nay, đã có 7 tân binh, với người mới nhất vừa gia nhập là tiền đạo 18 tuổi, Allen Obando, người Ecuador từ CLB Barcelona SC (Ecuador).Messi và Inter Miami sẽ thi đấu trận mở màn mùa giải MLS 2025 gặp New York City FC trên sân nhà lúc 7 giờ 30 ngày 23.2. Sau đó, họ sẽ gặp lại Sporting Kansas City ở trận lượt về vòng 1 giải CONCACAF Champions Cup cũng trên sân nhà lúc 8 giờ ngày 26.2 (lượt đi Inter Miami thắng tỷ số 1-0).
Công trình thi công quá ngổn ngang
Đến 18 giờ ngày 1.3, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn xã Dương Tơ khiến tài xế xe tải tử vong, đồng thời đưa hai phương tiện về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, xe tải BS 68H - 6880 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông trên tuyến đường DT46, hướng từ P.An Thới đi xã Hàm Ninh. Khi đến đoạn qua tổ 1, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, xe tải BS 68H - 6880 bất ngờ tông vào xe tải BS 68H - 011.96 đang đậu phía trước để bốc dỡ hàng hóa. Cú tông mạnh làm cả hai xe trượt tới phía trước khoảng 10 m. Hậu quả, tài xế xe tải BS 68H - 6880 tử vong tại chỗ, phần đầu xe này bị bể nát, bẹp dúm, hư hỏng nặng. Còn xe tải BS 68H - 011.96 bị móp méo khá nhiều ở phần đuôi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một tài xế tử vong.
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.